Ưu điểm Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn

So với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, động cơ đẩy nhiên liệu rắn có thiết kế đơn giản hơn và có khả năng tạo ra lực đẩy lớn hơn.[4] Chúng có khả năng tạo ra lực đẩy lớn hơn mà không cần phải làm lạnh nhiên liệu như tên lửa nhiên liệu lỏng và các yêu cầu khắt khe khác. Việc bổ sung tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn có khả năng tách khỏi thân tên lửa chính giúp làm giảm lượng nhiên liệu lỏng mà tên lửa chính phải mang theo, và làm giảm khối lượng phóng của tên lửa. Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn ít tốn kém hơn trong thiết kế, thử nghiệm, và chế tạo so với tầng đẩy tăng cường nhiên liệu lỏng tương đương. Việc có thể tận dụng lại các thành phần tầng đẩy tăng cường trong nhiều lần phóng tên lửa cũng khiến cho giá thành của chúng giảm đi.[5]

Một ví dụ cho việc bổ sung tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn khiến cải thiện hiệu suất tên lửa đẩy là ở tên lửa đẩy Ariane 4. Tên lửa đẩy Ariane 4 model 40 không có thiết kế tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn, có khả năng mang tải trọng nặng 2.175 kg lên quỹ đạo địa tĩnh.[6] Model 44P được bổ sụng 4 động cơ đẩy nhiên liệu rắn tăng cường, có khả năng mang tải trọng 3.465 kg lên quỹ đạo tương tự.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn http://www.astronautix.com/lvs/ariane4.htm http://www.astronautix.com/lvs/arine44p.htm http://www.astronautix.com/lvs/vls.htm http://science.howstuffworks.com/rocket3.htm http://articles.latimes.com/1986-03-05/news/mn-154... http://www.lockheedmartin.com/data/assets/13434.pd... http://www.qrg.northwestern.edu/projects/vss/docs/... http://www.tsgc.utexas.edu/archive/general/ethics/... http://science.ksc.nasa.gov/shuttle/technology/sts... http://spaceflight.nasa.gov/shuttle/reference/shut...